Sự khác biệt các món gỏi ngon được làm từ các loại cá
Nếu bạn chưa được thưởng thức hết các món gỏi ngon được làm từ cá, thì hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt của món gỏi cá các loại tại đây nhé.
Gỏi cá đục
Nhắc đến cá đục, người ta thường nhớ đến biển Tam Bình (Bình Thuận), nơi có loại cá đục vàng trứ danh.
Cá đục dáng thon, nhỏ, thoạt nhìn giống cá bống. Cá đục nấu món gì từ kho, chiên giòn, nướng… đều ngon. Song nổi bật nhất là làm gỏi
Gỏi cá đục được chế biến như sau. Chọn những con cá đục tươi ngon, có kích thước nhỉnh hơn ngón tay út một chút, lóc thịt hai bên, rửa sơ với chanh rồi trộn chung với hành tây ngâm chua ngọt, ngò tàu, đậu phộng đập dập. Ăn kèm món gỏi này là các loại rau có mùi thơm mạnh như húng, quế, ngò tàu, ngổ…
Gỏi cá Mè – Bắc Giang
Cá mè quả là tanh thật, ấy vậy mà cá mè lại là loài cá được chọn để làm món gỏi ở rất nhiều làng quê miền bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... Chọn cá để làm gỏi, thường chọn con nặng chừng 4-5 kg. Không chọn con to quá mà nhỏ quá thì thịt cá sẽ nhão, không chắc.
Món gỏi cá mè chỉ dùng hai bên thăn cá. Hai thăn cá được nạng mỏng theo chiều vát cho to bản. Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30 - 40 phút. Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa đã lau thật khô.
Món gỏi cá mè có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào món nước chấm. Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
Khi ăn, dùng bánh đa nem xếp lên các loại rau thơm tùy thích, gắp cá đặt lên rau thơm cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn lẫn với rau thơm, gia vị, quyện với nước chấm bùi béo ngậy. Nhai chầm chậm thịt gỏi ngấm vào chân răng ngọt dần, ngọt dần, nhấm thêm chút rượu đế tạo nên vị bùi, cay, nồng, béo ngậy cho món gỏi cá.
Gỏi cá chuồn
Nếu có dịp về các tỉnh miền Trung trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết hè, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn chế biến từ cá chuồn như nướng, chiên gập, kho mít non, nấu canh chua và đặc biệt là món gỏi cá chuồn thanh mát đầy hấp dẫn.
Để chế biến món gỏi cá sống thì quan trọng nhất là cá chuồn phải còn tươi vừa được đánh bắt lên, như vậy thịt cá sẽ săn chắc và không có mùi tanh. Cá được làm sạch, lấy phần thịt phi lê, bằm nhỏ hoặc thái mỏng. Tiếp đến cho nước cốt chanh vào tái chín, vắt sơ cho ráo nước và ướp với gia vị: muối tiêu, đường… và hành tím thái mỏng. Đây là công đoạn mất thời gian và đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp vì nếu không tỉ mỉ sẽ rất dễ còn sót xương trong phần thịt cá.
Sau khi chuẩn bị xong, phần thịt cá được trộn chung với các nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà như: chuối chát cây thái nhỏ, khế chua thái mỏng, húng thơm, húng lủi, ngò gai, diếp cá... Trộn đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn, rắc lên bề mặt một ít lạc rang giã nhỏ, món gỏi cá sẽ thêm thơm ngon. Một thành phần cũng quan trọng và rất đặc biệt của món ăn này là nước chấm. Để làm món nước chấm này, người dân thường lấy một ít thịt cá, bằm thật nhuyễn, trộn đều với nước cốt chanh rồi vắt lấy nước, pha thêm nước mắm, các loại gia vị đường, tiêu, ớt, tỏi cùng đậu phụng giã nhuyễn.
Các món gỏi ngon thường ăn kèm với bánh tráng cuốn chung các loại rau như xà lách, húng quế, húng lủi, ngò gai... Thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, vị thơm nồng của các loại rau hòa trong nước chấm đậm đà khiến bạn nhớ mãi hương vị thơm ngon của món gỏi cá sống.
Gỏi cá đục
Nhắc đến cá đục, người ta thường nhớ đến biển Tam Bình (Bình Thuận), nơi có loại cá đục vàng trứ danh.
Cá đục dáng thon, nhỏ, thoạt nhìn giống cá bống. Cá đục nấu món gì từ kho, chiên giòn, nướng… đều ngon. Song nổi bật nhất là làm gỏi
Gỏi cá đục được chế biến như sau. Chọn những con cá đục tươi ngon, có kích thước nhỉnh hơn ngón tay út một chút, lóc thịt hai bên, rửa sơ với chanh rồi trộn chung với hành tây ngâm chua ngọt, ngò tàu, đậu phộng đập dập. Ăn kèm món gỏi này là các loại rau có mùi thơm mạnh như húng, quế, ngò tàu, ngổ…
Gỏi cá Mè – Bắc Giang
Cá mè quả là tanh thật, ấy vậy mà cá mè lại là loài cá được chọn để làm món gỏi ở rất nhiều làng quê miền bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... Chọn cá để làm gỏi, thường chọn con nặng chừng 4-5 kg. Không chọn con to quá mà nhỏ quá thì thịt cá sẽ nhão, không chắc.
Món gỏi cá mè chỉ dùng hai bên thăn cá. Hai thăn cá được nạng mỏng theo chiều vát cho to bản. Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30 - 40 phút. Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa đã lau thật khô.
Món gỏi cá mè có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào món nước chấm. Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
Khi ăn, dùng bánh đa nem xếp lên các loại rau thơm tùy thích, gắp cá đặt lên rau thơm cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn lẫn với rau thơm, gia vị, quyện với nước chấm bùi béo ngậy. Nhai chầm chậm thịt gỏi ngấm vào chân răng ngọt dần, ngọt dần, nhấm thêm chút rượu đế tạo nên vị bùi, cay, nồng, béo ngậy cho món gỏi cá.
Gỏi cá chuồn
Nếu có dịp về các tỉnh miền Trung trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết hè, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn chế biến từ cá chuồn như nướng, chiên gập, kho mít non, nấu canh chua và đặc biệt là món gỏi cá chuồn thanh mát đầy hấp dẫn.
Để chế biến món gỏi cá sống thì quan trọng nhất là cá chuồn phải còn tươi vừa được đánh bắt lên, như vậy thịt cá sẽ săn chắc và không có mùi tanh. Cá được làm sạch, lấy phần thịt phi lê, bằm nhỏ hoặc thái mỏng. Tiếp đến cho nước cốt chanh vào tái chín, vắt sơ cho ráo nước và ướp với gia vị: muối tiêu, đường… và hành tím thái mỏng. Đây là công đoạn mất thời gian và đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp vì nếu không tỉ mỉ sẽ rất dễ còn sót xương trong phần thịt cá.
Sau khi chuẩn bị xong, phần thịt cá được trộn chung với các nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà như: chuối chát cây thái nhỏ, khế chua thái mỏng, húng thơm, húng lủi, ngò gai, diếp cá... Trộn đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn, rắc lên bề mặt một ít lạc rang giã nhỏ, món gỏi cá sẽ thêm thơm ngon. Một thành phần cũng quan trọng và rất đặc biệt của món ăn này là nước chấm. Để làm món nước chấm này, người dân thường lấy một ít thịt cá, bằm thật nhuyễn, trộn đều với nước cốt chanh rồi vắt lấy nước, pha thêm nước mắm, các loại gia vị đường, tiêu, ớt, tỏi cùng đậu phụng giã nhuyễn.
Các món gỏi ngon thường ăn kèm với bánh tráng cuốn chung các loại rau như xà lách, húng quế, húng lủi, ngò gai... Thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, vị thơm nồng của các loại rau hòa trong nước chấm đậm đà khiến bạn nhớ mãi hương vị thơm ngon của món gỏi cá sống.
Nhận xét
Đăng nhận xét